SƠN NỘI THẤT SIÊU MỊN BOYSUN EXTRA MAX, SƠN NỘI THẤT BÓNG SÁNG BOYSUN SATIN PLUS, SƠN NỘI THẤT TIÊU CHUẨN BOYSUN STANDAR, SƠN NỘI THẤT LC HIỆU QUẢ EASY CLEAN, SƠN NGOẠI THẤT SIÊU BÓNG NANO SHIELD

SƠN NGOẠI THẤT BỀN MÀU SUPER MAX, SƠN NGOẠI THẤT SIÊU BÓNG BOYSUN NANO SHIELD, SƠN NGOẠI THẤT ULTRA ALL IN 1, SƠN NGOẠI THẤT FINISH - E, LÓT CHỐNG KIỀM SUPER PRIMER, BỘT TRÉT NỘI THẤT BS.FILLER 2 IN 1

Trò chơi cờ bạc | bắn cá đổi thưởng social.bet

Kiến thức cơ bản liên quan tới bột bả

Bột trét tường là gì? Tại sao phải dùng bột trét tường?

Bột trét tường là 1 loại vật liệu xây dựng, có thể sử dụng ngay sau khi trộn với nước. bột trét tường được sử dụng với mục đích xử lý bề mặt nhằm:

Tạo bề mặt nhẵn, mịn, tăng tính thẩm mỹ khi hoàn thiện

Tăng độ bám dính kết cấu.

Các thành phần cơ bản của bột trét tường:

Chất kết dính :

+Chất kết dính dạng khoáng: Cement, Gypsum

+Chất kết dính Polymer.

Chất độn

Phụ gia

Bột trét tường ngoài trời và trong nhà có giống nhau không?

Tác động của thời tiết và khí hậu của nội thất và ngoại thất không giống nhau. Bột trét tường ngoài trời chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ, độ ẩm (thay đổi với biên độ lớn). Ngoài ra nó còn phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của áh nắng mặt trời (lớp sơn nước phủ ngoài không đủ khả năng hoàn toàn chống tia cực tím). Bột trét tường ngoài trời còn phải chịu tác động của ngoại lực (áp lực của hạt mưa) và ne71u lớp sơn phủ không chống thấm thì bột trét tường còn bị ngậm nước khi trời có mưa. Các ảnh hưởng trên đối với bột trét tường trong nhà ít hơn nhiều. Tuy nhiên bột trét tường trong nhà có nguy cơ chịu độ ẩm cao khi độ ẩm không khí quá cao. Vì những điều trên, nhà sản xuất phải thiết kế 2 loại sản phẩm bột trét tường ngoại thất và bột trét tường nội thất. Để phân biệt bột trét trong hay ngoài, ta cần phải đọc kỹ trên bao bì mà nhà sản xuất quy định.

Cách trộn bột trét tường như thế nào cho đúng? Có thể dùng nước bị nhiễm phèn để trộn bột trét tường hay không?

Nếu nước bị nhiễm phèn nhẹ, có thể dùng pha bột để thi công. Trường hợp nước bị nhiễm phèn nặng thì không thể sử dụng được.

Thời gian sống (thời gian thi công) của hổn hợp bột trét tường trộn nước là bao nhiêu lâu?

Thời gian sản phẩm bắt đầu đông kết là 3 giờ, vì thế cần tính toán lượng bột trộn có thể trét trong khoảng thời gian này.

Có nên trộn thêm ximăng vào bột trét tường không?

Không nên trộn thêm ximăng vào vì đối với mỗi sản phẩm nhà sản xuất đã nghiên cứu, tính toán các thành phần để sản phẩm có chất lượng theo yêu cầu. Nếu trộn thêm ximăng vào dễ gây hiện tượng chai cứng bề mặt và bề mặt bị nứt.

Bột trét tường có bị ố vàng hay không?

Sau khi trét bột không bị ố. Nếu bị vàng thì cần phải kiểm tra bề mặt thật kỹ vì tường ẩm do bị thấm mới làm ố. Nếu bề mặt chỉ bị ố không bị mềm hay bong tróc thì có thể sử dụng sơn chống ố lăn lên trước khi sơn phủ.

Tại sao không nên trét bột trét tường lên bề mặt quá ẩm hay quá khô?

Nếu bề mặt quá ẩm thì khi thi công bột trét tường sẽ rất lâu khô, có khi không đông kết được, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm. Nếu bề mặt khô quá thì khi thi công bột trét tường sẽ bị mất nước nhanh, không còn nước cho quá trình ninh kết, khiến bột trét tường không kết dính được và có thể trở lại trạng thái bột rời.

Bề mặt tường luôn bị ẩm thì có thể thi công bột trét tường được không? Có thể thi công bột trét tường trong điều kiện ẩm uớt?

Không được thi công bột trong điều kiện ẩm ướt. Trong điều kiện tường bị ẩm, ta cần phải xác định nguyên nhân ẩm để xử lý:

+ Tường có độ ẩm cao do mới tô: phải để tường khô tối thiểu 7 ngày.

+ Tường có độ ẩm cao do trời mưa: phải để tường khô sau 2 – 3 ngày.

+ Tường có độ ẩm cao do bị thấm: phải chống thấm cho tường trước khi trét bột.

Tại sao trong một số trường hợp, khi bề mặt bột trét tường đã khô nếu dùng tay xoa, bề mặt bụi phấn ra nhiều?

Đây là trường hợp sự cố có thể do 2 nguyên nhân sau:

Trộn không đủ lượng nước yêu cầu hay do tường quá khô, bột bị khô, mất nước quá nhanh, hóa chất mất tác dụng không tạo liên kết làm cho bột bị bở, không đóng rắn.

Do sản phẩm thiếu hóa chất.

Trong trường hợp sự cố trên nếu không cạo ra trét lại thì bắt buộc dùng sơn lót gốc dầu để xử lý bề mặt, tạo bề mặt cứng chắc, giúp sơn phủ bám tốt.

Nếu với bề mặt bị bở mà không được xử lý đúng sẽ gây ra hiện tượng lớp sơn phủ bị nứt hay bị tróc do không bám dính tốt.

Có thể thi công bột trét tường lên bề mặt đá rửa (granito) được không?

Thông thường không nên trét (ba bột trực tiếp trên  bề mặt đá rửa. cách thức tiến hành như sau:

Bề mặt đá rửa thường có đặc tính chung là: khô, rêu mốc nhiều. Vì thế muốn trét bột lên cần phải xử lý bề mặt thật cẩn thận.

Dùng bàn chải sắt chà rửa với nước cho thật sạch.

Dùng dung dịch tẩy Chlorine để chà rửa tường.

Sau khi xử lý bề mặt có thể thực hiện như sau:

Dùng vữa tô (trát) lên bề mặt, đợi khô.

Sau đó trét (bả)  bột lên.

Tại sao bề mặt bột trét tường trong một số trường hợp bị nứt chân chim?

Hiện tượng bề mặt bột trét tường bị nứt chân chim là do:

Do bột quá cứng, thời gian đông kết nhanh.

Trét quá dày.

Kết cấu bề mặt yếu.

Bị nứt do chấn động: Đục tường khi sơn phủ.

post

Trong quá trình thi công sơn chúng ta mắc phải những lỗi do sơn hoặc tay nghề của thợ sơn khiến cho bề mặt sơn không được như ý . Sau đây sẽ nêu ra một số lỗi chúng ta thường hay mắc phải và cách khắc phục

  1. Màng sơn bị nhăn

Hiện tượng: Bề mặt màng sơn khi khô bị nhăn, sần sùi, không tạo bề mặt liên tục.

Nguyên nhân: – Thi công lớp sơn quá dày, đặc biệt đối với sơn Alkyd hay sơn gốc dầu) – Thi công trong điều kiện thời tiết quá nóng hay quá lạnh gây ra hiện tượng lớp sơn bên ngoài khô quá nhanh so với lớp bên trong. – Do độ ẩm không khí cao làm ảnh hưởng đến quá trình khô của màng sơn. – Không tuân thủ thời gian sơn cách lớp, lớp trong chưa khô đã sơn lớp sơn ngoài. – Sơn trên bề mặt dính tạp chất.

Cách xử lý: Cạo bỏ lớp sơn, làm sạch bề mặt. khi sử dụng sơn lót phải để lớp này khô hoàn toàn trước khi sơn lớp phủ (tránh sơn trong điều kiện có nhiệt độ và độ ẩm quá cao).

  1. Màng sơn bị “vết bóng“

Hiện tượng: Màng sơn bị tăng bóng khi có sự va chạm cọ sát.

Nguyên nhân:  – Sử dụng loại sơn Flat (mờ) tại nơi có độ cọ sát cao. – Thường xuyên rửa bề mặt màng. – Đồ vật (đồ gỗ) cọ sát tường.

Cách xử lý: Nên dùng loại sơn nước có chất lượng cao tại các bề mặt hay cần đến chùi rửa. Khu vực có sự lưu thông cao nên chọn loại sơn bán bóng hayt bóng. Khi chùi rửa bề mặt màng sơn nên dùng vải ềm không chà sát khi rửa.

  1. Màng sơn bị nứt

Hiện tượng: Trên bề mặt màng sơn có những vết rạn nứt.

Nguyên nhân:  – Sử dụng sơn có độ bám dính và độ bền thấp. – Sơn quá mỏng hay quá dày – Xử lý bề mặt không tốt, hay bề mặt gỗ không dùng sơn lót. – Dùng loại sơn Alkyd quá cứng hay quá giòn.

Cách xử lý: dùng bàn sủi và bàn chải sắt cao bỏ toàn bộ lớp sơn, chà nhám bề mặt và các góc. Đối với gỗ nên sử dụng sơn lót trước khi sơn phủ lại. Sử dụng loại sơn có chất lượng cao.

  1. Màng sơn bị sần sùi

Hiện tượng: Màng sơn không mịn màng bằng phẳng do có các hạt bọt và các lỗ do bọt vỡ ra.

Nguyên nhân:  – Khuấy trộn thùng sơn không đều. – Sử dụng loại sơn có chất lượng thấp. – Lăn sơn quá nhanh – Sử dụng rulo không đúng (chiều dài sợi không đúng). – Lăn thừa sơn. – Sơn có độ bóng cao trên bề mặt sần sùi.

Cách xử lý: tất cả các loại sơn khi thi công sẽ tạo bọt tuy nhiên sơn có chất lượng, khi bề mặt còn ướt bọt đã bị vỡ ra, tạo cho màng sơn phẳng có độ chảy tốt. Tránh lăn sơn thừa hay sử dụng sơn quá đát. Sử dụng loại sơn bóng hay bán bóng đều bằng rulô có đầu sợi ngắn, lăn sơn lót trên bề mặt sần sùi trước khi lăn sơn phủ. Chà nhám bề mặt bị sần sùi trước khi lăn sơn lại.

  1. Màng sơn bị rêu mốc

Hiện tượng: màng sơn bị đốm xanh hay nâu, đen.

Nguyên nhân:  – Hay xảy ra ở những nơi có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rêu mốc: ẩm, ấm (nhà tắm, bếp, phòng giặt)… – Do sử dụng sơn Alkyd hay sơn gốc dầu hay loại sơn nước có chất lượng thấp. – Đối với bề mặt gỗ: lớp sơn lót không đạt chất lượng trước khi sơn. – Sơn trên bề mặt rêu mốc chưa được xử lý kỹ.

Cách xử lý: Trước hết cần kiểm tra: dùng thuốc tẩy nhỏ 1 giọt vào nơi có rêu mốc (đốm màu), nếu đốm màu bị mờ đi đó là rêu mốc. Chà rửa toàn bộ bề mặt để tẩy rêu mốc bằng dung dịch tẩy. Khi dùng dung dịch này phải đeo găng tay cao su, kính bảo vệ mắt. nên dùng loại sơn nước có chất lượng cao. Các loại sơn này có nhiều chất chống rêu mốcx hơn loại sơn có chất lượng thấp. Rửa sạch bề mặt bằng dung dịch tẩy rửa nếu cần. Lắp quạt nơi có độ ẩm cao.

  1. Màng sơn bị xà phòng hóa

Hiện tượng: Sự cô đọng chất hoạt động trên bề mặt sơn nước ở các nơi có độ ẩm cao. Nó có dạng vết màu nâu nhạt và đôi khi trông nó như vết xà phòng hay dính nhầy.

Nguyên nhân: Tất cả các loại sơn nước đều bị hiện tượng này khi sơn ở những nơi có độ ẩm cao đặc biệt ở trần.

Cách xử lý: Dùng xà phòng rửa sạch nơi bị sự cố và khi sơn phòng tắm nên để màng sơn thật khô mới sử dụng nước. Tẩy sạch toàn bộ các vết bẩn trước khi sơn lại.

7. Màng sơn bị nhiễm bẩn

Hiện tượng: Sự hư hỏng màng sơn do thấm các chất bẩn.

Nguyên nhân: sử dụng loại sơn có chất lượng thấp hoặc sơn trên bề mặt không sơn lót.

Cách xử lý: sử dụng loại sơn nước có chất lượng cao, loại sơn này có hàm lượng chất tạo màng cao, chất bẩn khó ngấm vào màng sơn, tạo điều kiện cho việc chùi rửa dễ dàng. Nên dùng sơn lót để tạo màng sơn có độ dày tối đa để chống nhiễm bẩn.

post

Việc chuẩn bị một bề mặt tường hoàn hảo trước khi sơn là rất quan trọng, quyết định đến sự bền chắc của sơn tường. Hãy kiểm tra bề mặt tường cẩn thận để phòng tránh các khiếm khuyết thường gặp và áp dụng những giải pháp khắc phục theo hướng dẫn.

Bài viết dưới đây  đưa ra một số sự cố về sơn thường gặp và các giải pháp khắc phục hi vọng sẽ giúp các bạn có được những thông tin bổ ích.

1) Độ lấp nền kém:

– Sơn chưa đủ lớp hoặc sơn quá mỏng

– Màu sắc lớp nền sơn và màu sơn quá khác nhau.

Giải pháp :

– Pha sơn theo đúng hướng dẫn trên vỏ thùng

– Khuấy kỹ trước khi sử dụng

– Sơn thêm 1 hoặc 1 vài lớp nữa

2) Bong tróc:

– Bề mặt lớp sơn có nhiều bột, bụi hoặc tạp chất khác làm giảm độ bám dính của sơn.

– Lớp sơn sau không tương thích với lớp sơn cũ. Nước ngấn dần dẫn tới bong tróc.

Giải pháp:

– Vệ sinh kỹ bề mặt để loại bỏ toàn bộ bột bụi

– Ngăn ngừa mọi nguồn nước ngấm, rò rỉ

– Sử dụng sơn lót phù hợp, sơn lại bằng sơn phủ phù hợp của chính hãng sơn đó

3) Phấn hóa (bột hóa):

– Sơn trong nhà được đem sử dụng ngoài trời

– Màu sơn bị lão hóa, sơn bị kiềm hóa (xuất hiện lớp muối phía trên)

– Không sử dụng hoặc sử dụng sơn lót không đúng

Giải pháp:

– Rửa sạch lớp bột phấn

– Sử dụng sơn lót phù hợp.

4) Nấm mốc: 

– Bề mặt cần sơn ở trong môi trường có độ ẩm cao hoặc bề mặt được sơn khi hơi ẩm bên trong còn nhiều

– Do hiện tượng ngưng tụ hơi nước trên bề mặt

Giải pháp:

– Dùng đúng chủng loại sơn để diệt nấm mốc. Chờ sau 1-2 ngày

– Rửa sạch và sơn lại 1 lớp sơn lót trong nhà

– Sử dụng sơn phải có khả năng chống nấm mốc cao

5) Ngấm nước:

– Do đường nước bị nứt/vỡ, do ống nối bị rò…hoặc bề mặt tường có độ ẩm quá cao

– Do hiện tượng ngưng tụ hơi nước trên bề mặt hoặc do những lỗi khác trong quá trình xây dựng ( nứt tường, ngấm ẩm từ nền móng hoặc bể nước…) là nguyên nhân gây ra nhiều sự cố: bong tróc, nấm móc, loang ố…

Giải pháp:

– Bề mặt để sơn cần được bảo đảm thật khô ráo. Cần loại trừ mọi nguồn gây ẩm

– Khi bề mặt đã khô hoàn toàn nếu vẫn còn thấy vết nứt thì dùng thêm 1 lớp sơn  lót trong nhà

6)Vết cọ:

– Sơn lớp sau khi lớp đầu chưa khô hoàn toàn

– Sơn quá đặc ( độ nhớt quá cao) nên khó thi công

Giải pháp:

– Cho lớp sơn đầu khô hoàn toàn mới sơn lớp sau

– Sơn nhẹ tay, liên tục theo cùng 1 hướng

Pha loãng sơn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

7)Chảy màng sơn:

– Sơn có độ đàn hồi kém

– Màn sơn được thi công quá dày

– Pha sơn quá loãng.

Giải pháp:

– Xả bỏ toàn bộ phần màng sơn bị hỏng

– Sơn lại bằng nhiều lớp sơn mỏng

– Pha sơn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

8) Nhăn màng sơn:

– Màng sơn quá dày

– Sơn trên bề mặt khi nhiệt độ quá cao

– Sơn lớp sau khi lớp đầu chưa khô hoàn toàn

Giải pháp:

– Xả bỏ hoàn toàn màng sơn bị hỏng

– Sơn nhiều lớp mỏng thay vì sơn 1 lớp dày

– Chỉ sơn lớp sau khi lớp đầu đã khô hoàn toàn.

Trên đây là những sự cố về sơn thường gặp và các giải pháp khắc phục. Quý khách có nhu cầu sơn nhà mới , sơn lại nhà hoặc tư vấn về sơn hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline: 0965.432.368 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí . 

 

SƠN LẠI NHÀ CÓ CẦN SƠN LÓT? Đây là câu hỏi mà tôi được nghe khá nhiều khách hàng của tôi hỏi trong quá trình tôi tư vấn sơn nhà. Sau đây sơn nhà tại hà nội xin chia sẻ một số thông tin hữu ích để các bạn có thể nắm được.

Việc sơn lót rất quan trọng cho nhà mới sơn lần đầu tiên, nhưng những lần sơn lại sau đó thì sơn lót lại còn đóng vai trò quan trọng hơn nữa. Vì vậy mà sơn lại nhà là rất cần đến sơn lót. Vì sao tôi lại khẳng định như vậy? Bởi vì ngoài những tác dụng của sơn lót mà không có một loại nào khác ngoài nó thay thế được đó là:

– Tạo nền cho lớp sơn phủ (làm nhanh lên màu cho lớp sơn phủ, giúp cho bề mặt lớp sơn phủ đẹp hơn và sáng hơn).

– Giúp tiết kiệm tôi đa lượng sơn phủ.

– Có tính năng kháng kiềm rất tốt.

– Làm tăng cường khả năng kết dính cho lớp sơn phủ.

– Làm tăng khả năng chống thấm cho bề mặt tường.

Thì trong việc sơn lại nhà sơn lót còn đóng một vai trò quan trọng hơn nữa là: Sơn lót giúp cho việc kết dính hay gắn kết giữa lớp sơn cũ và sơn mới được tốt hơn rất nhiều. Bạn đừng vì một lý do nào đó mà không sử dụng sơn lót khi sơn lại nhà mà hãy sử dụng sơn lót mỗi khi sơn lại nhà bạn nhé!

Sơn nhà tại hà nội  luôn khuyến khích khách hàng của mình sơn nhà theo đúng quy trình bởi vì đó chính là lợi ích mà khách hàn của chúng tôi sẽ nhận được. Chúc cho tất cả chúng ta sẽ luôn thành công và hạnh phúc từ trong chính ngôi nhà thân thương của mình.

Hỗ trợ trực tuyến

0918 638 958

  • Tư vấn 1

Phone: 0283 620 7109